Các cuộc họp ASEAN

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

Một biểu ngữ chào mừng Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2011 tại Jakarta

Tổ chức này tổ chức các cuộc họp, được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, nơi các nguyên thủ quốc gia của mỗi thành viên gặp mặt để thảo luận và giải quyết các vấn đề khu vực, cũng như để tổ chức các cuộc hội họp khác với các nước bên ngoài khối với mục đích thúc đẩy quan hệ bên ngoài.

Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức các nhà Lãnh đạo ASEAN được tổ chức lần đầu tại Bali, Indonesia năm 1976. Cuộc họp thứ ba được tổ chức tại Manila năm 1987 và trong cuộc họp này, các lãnh đạo đã quyết định sẽ gặp nhau năm năm một lần.[36] Sau đó, hội nghị thượng đỉnh thứ tư được tổ chức tại Singapore năm 1992 nơi các nhà lãnh đạo lại đồng ý sẽ gặp gỡ thường xuyên hơn, quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba năm một lần.[36] Năm 2001, họ quyết định gặp nhau hàng năm để giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới khu vực. Các quốc gia thành viên được sắp xếp đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo tên nước trong bảng chữ cái ngoại trừ Myanmar vốn đã từ bỏ quyền đăng cai hội nghị năm 2006 của mình vào năm 2004 vì áp lực từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[37]

Tới tháng 12 năm 2008, Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực và cùng với nó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức 2 lần/năm.

Cuộc họp thượng đỉnh chính thức diễn ra trong ba ngày. Chương trình nghị sự như sau:

  • Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một cuộc họp nội bộ tổ chức.
  • Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một hội thảo cùng với các ngoại trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN.
  • Một cuộc họp, được gọi là ASEAN+3, được tổ chức cho các lãnh đạo của ba Đối tác Đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
  • Một cuộc họp riêng rẽ, được gọi là ASEAN-CER, được tổ chức cho các lãnh đạo của hai Đối tác Đối thoại khác (Úc, New Zealand).[cần dẫn nguồn]

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia thành viên, và quốc gia nào tổ chức thường kiêm luôn chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, thường là vị tổng thống hay thủ tướng quốc gia đó.

Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức ASEAN
KỳNgàyQuốc gia tổ chứcĐịa điểmChủ trì
123–24/2/1976 IndonesiaBaliSoeharto
24–5/8/1977 MalaysiaKuala LumpurHussein Onn
314–15/12/1987 PhilippinesManilaCorazon Aquino
427‒29/1/1992 SingaporeSingaporeNgô Tác Đống
514‒15/12/1995 Thái LanBangkokBanharn Silpa-archa
615‒16/12/1998 Việt NamHà NộiPhan Văn Khải
75‒6/11/2001 BruneiBandar Seri BegawanHassanal Bolkiah
84‒5/11/2002 CampuchiaPhnom PenhHun Sen
97‒8/10/2003 IndonesiaBaliMegawati Soekarnoputri
1029‒30/11/2004 LàoVientianeBounnhang Vorachith
1112‒14/12/2005 MalaysiaKuala LumpurAbdullah Ahmad Badawi
1211‒14/1/20071 Philippines2CebuGloria Macapagal-Arroyo
1318‒22/11/2007 SingaporeSingaporeLý Hiển Long
14327/2‒1/3/2009
10‒11/4/2009
 Thái LanCha Am, Hua Hin
Pattaya
Abhisit Vejjajiva
1523/10/2009
168‒9/4/2010 Việt NamHà NộiNguyễn Tấn Dũng
1728‒30/10/2010
187–8/5/2011 IndonesiaJakartaSusilo Bambang Yudhoyono
1914–19/11/2011Bali
203‒4/4/2012 CampuchiaPhnom PenhHun Sen
2117–20/12/2012
2224–25/4/2013 BruneiBandar Seri BegawanHassanal Bolkiah
239–10/12/2013
2410–11/5/2014 MyanmarNaypyitawU Thein Sein
2510–12/11/2014
2626‒27/4/2015 MalaysiaLangkawiNajib Tun Razak
2718–22/11/2015Kuala Lumpur
28 & 296–8/9/2016 LàoVientianeThongloun Sisoulith
1 Bị trì hoãn từ 10‒14 tháng 12 năm 2006 vì Bão Seniang.
2 đăng cai tổ chức bởi Myanmar rút lui bởi áp lực mạnh từ phía Hoa Kỳ và EU
3 Hội nghị thượng đỉnh này gồm hai phần.
Phần đầu được dời từ 12‒17 tháng 12 năm 2008 vì cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2008.
Phần thứ hai bị huỷ bỏ ngày 11 tháng 4 vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức hội nghị.

Trong cuộc họp thượng đỉnh thứ năm tại Bangkok, các lãnh đạo đã quyết định gặp gỡ "không chính thức" với nhau trong mỗi hội nghị chính thức:[36]

Hội nghị Thượng đỉnh Không Chính thức ASEAN
NgàyQuốc giaChủ nhà
130/11/1996 IndonesiaJakarta
214‒16/12/1997 MalaysiaKuala Lumpur
327‒28/11/1999 PhilippinesManila
422‒25/11/2000 SingaporeSingapore

Hội nghị cấp cao Đông Á

Các bên tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á:
  ASEAN
  ASEAN+3
  Các thành viên khác
  Quan sát viên

Hội nghị cấp cao Đông Á hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) là một diễn đàn liên châu Á được các lãnh đạo 16 quốc gia Đông Á và khu vực tổ chức hàng năm, với ASEAN có một lập trường chỉ đạo chung. Hội nghị thượng đỉnh thảo luận các vấn đề gồm thương mại, năng lượng và an ninh và hội nghị thượng đỉnh có một vai trò trong việc xây dựng cộng đồng vùng.

Các thành viên của hội nghị gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tổng cộng chiếm tới gần một nửa dân số thế giới. Nga cũng đã xin gia nhập làm thành viên cuộc họp thượng đỉnh vào năm 2005 là một khách mời cho EAS Đầu tiên theo lời mời của nước chủ nhà - Malaysia.[38]

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 14 tháng 12 năm 2005 và các cuộc họp sau đó được tổ chức sau cuộc gặp gỡ hàng năm của các lãnh đạo ASEAN.

Hội nghịQuốc giaĐịa điểmNgàyGhi chú
EAS Đầu tiên MalaysiaKuala Lumpur14/12/2005Nga tham gia với tư cách khách mời.
EAS Thứ hai PhilippinesThành phố Cebu15/1/2007Được định chương trình lại từ ngày 13 tháng 12 năm 2006.

Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á

EAS Thứ ba SingaporeSingapore21/11/2007Tuyên bố Singapore về Thay đổi Khí hậu, Năng lượng và Môi trường[39]

Đồng ý thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á

EAS Thứ tư Thái LanCha-amHua Hin25/10/2009Ngày và địa điểm tổ chức được dời lại nhiều lần, và sau đó một Hội nghị Thượng đỉnh được lên kế hoạch ngày 12 tháng 4 năm 2009 tại Pattaya, Thái Lan đã bị huỷ bỏ vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức. Hội nghị Thượng đỉnh sau đó được dời tới tháng 10 năm 2009 và lại chuyển địa điểm từ Phuket[40] tới Cha-am và Hua Hin.[41]

Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm

Một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm là một hội nghị do một quốc gia không thuộc ASEAN tổ chức để đánh dấu một dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và quốc gia tổ chức. Quốc gia tổ chức mời các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN tới để thảo luận tương lai của việc hợp tác và đối tác.

Cuộc họpChủ nhàĐịa điểmNgàyGhi chú
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Nhật Bản Nhật BảnTokyo11 và 12/12/2003Để kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập quan hệ ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh này cũng đáng chú ý bởi là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức bên ngoài ASEAN và một quốc gia phi ASEAN bên ngoài vùng.
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc Trung QuốcNam Ninh30 và 31/10/2006Để kỷ niệm lần thứ 15 ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Trung Quốc
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Hàn Quốc Hàn QuốcJeju1 và 2/6/2009Để kỷ niệm lần thứ 20 ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc

Diễn đàn Khu vực

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là một cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong vùng châu Á ‒ Thái Bình Dương. Tới thời điểm tháng 7 năm 2007, nó gồm 27 bên tham gia. Các mục tiêu của ARF là khuyến khích đối thoại và tham vấn, và thúc đẩy xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao ngăn chặn trong khu vực.[42] ARF được tổ chức lần đầu năm 1994. Các bên tham gia ARF hiện tại như sau: toàn bộ thành viên ASEAN, Úc, Bangladesh, Canada, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga, Đông Timor, Hoa KỳSri Lanka.[43] Trung Hoa Dân Quốc (cũng gọi là Đài Loan) đã bị trục xuất từ khi ARF thành lập, và các vấn đề về Eo biển Đài Loan không được thảo luận tại các cuộc họp của ARF cũng như được đề cập tới trong Tuyên bố của Chủ tịch ARF.

Các cuộc gặp khác

Ngoài các cuộc họp ở trên, các cuộc họp thường xuyên khác[44] cũng được tổ chức.[45] Chúng bao gồm Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN Thường niên[46] cũng như các uỷ ban nhỏ hơn khác, như Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á.[47] Các cuộc họp tập trung vào các chủ đề riêng biệt, như quốc phòng[44] hay môi trường,[44][48] và do các Bộ trưởng, thay vì các nguyên thủ quốc gia tham dự.

Cộng Ba

ASEAN+3 là một cuộc họp giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và chủ yếu được tổ chức trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh ASEAN.

Diễn đàn Hợp tác Á–Âu

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) là một quá trình đối thoại không chính thức được đưa ra sáng kiến năm 1996 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN.[49] ASEAN, được đại diện bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu (ASEF), một tổ chức văn hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nga

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là một cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên và Tổng thống Nga.